image

Cảnh Báo: Giá điện sinh hoạt vượt quy định – Người tiêu dùng đang bị 'chặt chém'!

Cảnh Báo: Giá điện sinh hoạt vượt quy định – Người tiêu dùng đang bị 'chặt chém'!

Trong bối cảnh thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu sử dụng về điện ngày càng lớn. Bên cạnh đó, giá điện ngày càng tăng, một vấn đề nhức nhối đang nảy sinh đối với nhiều người thuê trọ, đó là việc các chủ nhà thu chênh giá điện. Thay vì tính toán chi phí điện theo đúng mức giá quy định của nhà nước, một số chủ nhà lại tự ý nâng giá, tạo ra sự chênh lệch đáng kể so với giá thực tế. Hiện tượng này không chỉ gây khó khăn cho người thuê trọ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, mà còn tạo ra bất công và thiếu minh bạch trong việc quản lý chi phí sinh hoạt. 

QUY ĐỊNH VỀ GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN SINH HOẠT MỚI NHẤT HIỆN NAY

Căn cứ vào  Quyết định số 1416/QĐ-EVN ngày 08 tháng 11 năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân cho sinh viên, người lao động thuê nhà để ở.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 11 năm 2023. Và sẽ có cách tính giá điện theo đơn giá mới.

Theo như bậc điện của Bộ Công Thương quy định thì gồm có 6 bậc với giá bán lẻ ở mức cao nhất là 3,151 đồng/ số điện. Mỗi bậc có giá điện được quy định như sau:gia_ban_le_ien

Đơn vị tính: VNĐ

Với quyết định trên giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng lên mức 1.806 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT).

CÁCH TÍNH TIỀN ĐIỆN PHÒNG TRỌ, NHÀ TRỌ THEO QUY ĐỊNH MỚI

Ví dụ: Gia đình anh P ở Hà Nội dùng trong 1 tháng hết 361 số điện. Thì số tiền điện gia đình đó phải trả cho EVN trong tháng đó là bao nhiêu?

Dựa vào vào bảng giá điện mới nhất theo quy định của Bộ Công Thương:

BẢNG GIÁ ĐIỆN NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

Bậc 1 (0 - 50kWh) là 1.806 đồng/kWh

Bậc 2 (51 - 100kWh) là 1.866 đồng/kWh

Bậc 3 (101 - 200kWh) là 2.176 đồng/kWh

Bậc 4 (201 - 300kWh) là 2.729 đồng/kWh

Bậc 5 (301- 400kWh) là 3.050 đồng/kWh

Bậc 6 (401kWh trở lên) là 3.151 đồng/kWh

Hiện này giá bán lẻ điện được tính theo công thức đơn giản như sau:

Tiền điện = Lượng điện tiêu thụ (kWh) * Giá điện (theo mức) + 10% (GTGT).

Tiền điện 0 - 50kWh (50 số điện): 50 *1.806  = 90.300 (VNĐ)

Tiền điện 51 - 100kWh (50 số điện): 50 * 1.866 = 93.300 (VNĐ)

Tiền điện 101 - 200kWh (100 số điện): 100 * 2.176 = 217.600 (VNĐ)

Tiền điện 201 - 300kWh (100 số điện): 100 * 2.729 = 279.900(VNĐ)

Tiền điện 301 - 361kWh ( 60 số điện): 60* 3.050 = 183.000 (VNĐ)

Như vậy tổng số tiền điện phải trả là: (90.300 + 93.300 + 217.600 + 279.900 +183.000 ) + 10% GTGT = 950.510 ( VNĐ )

VẤN ĐỀ “ LẠM THU “ ĐIỆN SINH HOẠT GIÁ CAO HIỆN NAY

Giá bán lẻ điện sinh hoạt có hai cách áp dụng đối với  sinh viên và người lao động thuê nhà thì thực hiện như sau:

  • Nếu bên thuê nhà có hợp đồng thuê thời hạn từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ cho thuê nhà  ký kết hợp đồng hoặc chủ nhà đại diện cho bên thuê ký kết hợp đồng mua bán điện;
  • Nếu bên thuê nhà có hợp đồng thuê thời hạn dưới 12 tháng và chủ nhà không thể kê khai đầy đủ  được số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện bậc 3 (lượng điện sử dụng từ 101 - 200 kWh) cho toàn bộ lượng điện đếm được tại công tơ.
  • Nếu chủ cho thuê nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì Bên bán điện cấp định mức cho chủ nhà cho thuê dựa vào sổ tạm trú hoặc xác nhận tạm trú của Công an.

Do đó giá bán điện ở mức cao nhất mà mỗi cá nhân sử dụng điện là 3.151 VNĐ/ số điện. Tuy nhiên hiện nay, giá bán lẻ điện tại nhiều khu nhà trọ, các chung cư mini đang dao động từ khoảng 3.500- 4000/ số điện và một số nơi còn cao hơn tùy vào đặc điểm về vị trí từng khu vực. Vậy nguyên nhân là do đâu???

Thật không khó để bắt gặp nhưng thông tin cho thuê phòng trọ, chung cư mini với giá điện bán lẻ dao động từ 3.500 - 4.000. Khi nhiều người thắc mắc vì sao lại có giá trên trời đó thì chủ nhà chỉ trả lời đơn giản đó là “giá chung”. Chính từ những lời nói đó, dẫn đến nhiều người lầm tưởng về giá điện tăng lên và những người đi thuê nhà chấp nhận với mức “giá chung” đó. Đó là hậu quả của việc thiếu hiểu biết về luật dẫn đến cứ “tiếp tay” để cho các chủ cho thuê hưởng lợi từ việc đó mà không hay. 

Ngoài nguyên nhân lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người thuê nhà, một số chủ nhà muốn tăng lợi nhuận từ việc cho thuê trọ bằng cách nâng giá điện. Đây là cách dễ dàng nhất để tăng thu nhập mà không cần đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng hoặc dịch vụ.

Trong khi các chủ nhà trọ thì được hưởng lợi từ các khoản tiền điện thu chênh đó thì người thuê nhà đó là các bạn sinh viên, những người lao động, những hộ gia đình lại chật vật với số tiền điện chi trả hàng tháng. Nhất vào những tháng cao điểm nắng nóng nhu cầu ngày càng tăng thì chi phí này càng nhiều đồng thời áp lực kinh tế sẽ nhiều hơn. Điều này làm tăng gánh nặng tài chính cho người thuê nhà, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, học sinh và sinh viên. Chi phí điện cao khiến họ phải cắt giảm các chi tiêu khác, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của họ.

THU TIỀN ĐIỆN GIÁ CAO CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?

Thu tiền điện cao hơn so với quy định là vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tổ chức cung cấp dịch vụ điện phải tuân thủ các mức giá điện được nhà nước quy định và phải minh bạch trong việc tính toán hóa đơn tiền điện cho người tiêu dùng. Nếu có hành vi thu tiền điện cao hơn so với mức giá quy định hoặc không đúng với thực tế tiêu thụ điện, thì đó là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cụ thể, theo Nghị định số 134/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, có quy định các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về giá điện và tính toán hóa đơn tiền điện. Các hình thức xử phạt có thể bao gồm phạt tiền, yêu cầu hoàn trả số tiền thu vượt mức quy định, và các biện pháp xử lý khác tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Nghị định số 134/2013/NĐ-CP

Điều 10. Vi phạm các quy định về mua, bán buôn điện

  1. Phạt tiền Đơn vị bán buôn điện từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán sai giá điện do cơ quan có thẩm quyền quy định.
  2. Phạt tiền Đơn vị điện lực từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán buôn điện mà hợp đồng mua, bán buôn điện không tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua, bán điện có thời hạn.
  3. Phạt tiền Đơn vị bán buôn điện từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán điện với đơn vị không có Giấy phép hoạt động điện lực.

Việc thu tiền điện cao hơn so với quy định là một hành động đáng lên án mạnh mẽ và không thể chấp nhận được. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, mà còn là sự lạm dụng quyền lực và lòng tin của người dân. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết để trục lợi bất chính từ người vì phụ thuộc vào dịch vụ của họ, điều này thể hiện sự thiếu đạo đức và trách nhiệm xã hội. Hành vi này làm tổn hại đến niềm tin của người dân vào hệ thống cung cấp dịch vụ công, gây bất bình và mất ổn định trong xã hội. Người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, phải chịu gánh nặng tài chính không đáng có, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ. Chúng ta cần lên án hành động này một cách mạnh mẽ, yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý nghiêm minh và đảm bảo rằng những hành vi sai trái như vậy không tái diễn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mọi người dân.

 

 

 

 

Bài viết mới nhất