Hầu như ai từng là sinh viên cũng chọn thuê trọ khi lên thành phố học tập. Làm sao để thuê được nhà trọ chi phí hợp lý và an toàn, không bị “cò” môi giới lừa tiền chính là điều mà tân sinh viên nào cũng quan tâm hiện nay.
Tìm nhà trọ/ phòng trọ không theo một phương pháp nào cụ thể là thực tế chung mà đa phần các bạn sinh viên mắc phải. Chính vì vậy, mỗi lần đi tìm phòng trọ là mỗi lần hành xác, phó mặc vào ý trời. Hên thì tìm được, xui thì lại xách balo lên và đi… đi đi để trở về. Cập nhật hay những bí kíp này để tìm cho mình phòng trọ ưng í nhé!
MỤC LỤC
1. Xác định tiêu chuẩn phòng trọ mong muốn thuê
2. Đặt mục tiêu thực hiện ngay
1. Xác định tiêu chuẩn phòng trọ mong muốn thuê
Đây là bí quyết tiên quyết giúp sinh viên định hướng được mục đích khi thuê phòng trọ. Vì vậy sinh viên nhất định phải đặt ra những mục tiêu muốn hướng đến khi tìm phòng trọ. Bạn mong muốn gì?
- Vị trí: Bạn đặt một vị trí mong muốn làm trung tâm ví dụ như trường, chỗ làm hay nhà người thân. Từ vị trí trung tâm Bạn thu hẹp khu vực tìm kiếm trong vòng bán kính bao nhiêu km?
(Lời khuyên: Từ vị trí trung tâm, Bạn nên thuê nhà trọ trong vòng bán kính 5km đổ lại. Không ham rẻ thuê ở những chỗ xa vì Bạn sẽ phải tốn thêm chi phí, thời gian đi lại. Chưa kể khi trường có hoạt động ngoại khóa hay buổi học chỉ có một môn, Bạn sẽ có xu hướng ngại tham gia do nhà xa. Và đừng quên hỏi mọi người xung quanh về trật tự an ninh khu phố để tránh vấp phải những nguy hiểm không đáng có nha các bạn)
- Khoảng tiền thuê nhà trọ 1 tháng chấp nhận được là bao nhiêu? (Hãy cân nhắc số tiền “ngân hàng gia đình” chu cấp hàng tháng để xác định cho mình khoản tiền thuê trọ ở mức hợp lí nha!)
- Điều kiện ở: Chung chủ / Không chung chủ / Ở một mình / Ở ghép (mấy người)
- Thời gian đóng mở cửa: Tự do / 11h đóng cửa / 12h đóng cửa
- Có cho phép nuôi động vật không?
- Vệ sinh: Khép kín hay sinh hoạt chung
- Có chỗ để xe hay không? (Nếu bạn đi xe máy)
2. Đặt mục tiêu thực hiện ngay
Bạn cần cam kết với bản thân mình rằng: tôi sẽ chỉ dừng lại cho đến khi tìm được phòng trọ đạt yêu cầu. Nhất quyết không dễ dàng chấp nhận những phòng trọ tên “hơi”: hơi nóng, hơi ồn, hơi xa… nhưng cũng được. Thà bỏ ra thời gian để tìm một phòng trọ ưng ý còn hơn phải chuyển đi, chuyển lại nhiều lần.
Kinh nghiệm tìm nhà trọ cho thấy, đặt mục tiêu là bước quan trọng duy trì nguồn năng lượng trong suốt hành trình. Mỗi khi Bạn muốn từ bỏ hãy nghĩ lại lý do Bạn bắt đầu
Tránh tình trạng trì hoãn nước đến chân mới nhảy. Lên kế hoạch tìm nhà trọ càng sớm càng tốt.
3. Phương pháp tìm phòng trọ hiệu quả
Nguồn tin cậy
– Bạn bè người thân: Đăng thông tin tìm phòng trọ lên facebook cá nhân. Chắc chắn Bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hữu ích.
– Trường, khoa: Liên hệ với những sinh viên khóa trên, hoặc đội sinh viên tình nguyện của trường, các group giúp đỡ tân sinh viên... Mặt khác có thể hỏi trên group facebook, diễn đàn của trường, của khoa.
► Bạn nên ưu tiên tham khảo thông tin từ những nguồn uy tín mới đến nguồn bên ngoài.
Nguồn bên ngoài
– Tìm trực tiếp: Đi trực tiếp vào các con hẻm, thấy nhà nào có treo biển cho thuê phòng trọ thì hỏi. Để tránh mất thời gian, Bạn nên hỏi người dân địa phương xem khu này có cho ai thuê phòng trọ không? (Chủ quán nước vỉa hè, xe ôm, bảo vệ cổng trường: nắm nhiều thông tin cụ thể về phòng trọ. Nếu không phải là người môi giới, họ cũng sẽ chỉ cho Bạn những khu nhà trọ gần đó).
- Tìm phòng trọ online: Website và mạng xã hội: Để đẩy nhanh quá trình tìm kiếm, Bạn nên thực hiện cùng lúc 2 phương pháp
+ Chủ động: Lên các group facebook, website tìm nhà trọ, đăng thông tin cần tìm phòng. Các chủ nhà trọ sẽ chủ động comment, inbox với Bạn hoặc Bạn bè cùng group khi nhìn thấy thông tin bạn đăng, sẽ hỗ trợ cho Bạn thêm thông tin.
+ Bị động: Lướt các tin cho thuê phòng mới post trong vòng 5 ngày trở lại. Tổng hợp các tin phù hợp thành một file sau đó tiến hành chọn lọc.
- Tờ rơi trên tường và cột điện:
Đừng bao giờ tin vào mấy bảng cho thuê phòng trọ sinh viên giá rẻ hay các tờ in dán trên tường và cột điện. Nếu muốn kiếm trọ, hãy kiếm mấy nhà trọ có treo bảng cho thuê ngay trước cửa hay tìm kiếm trong các hội nhóm uy tín trên mạng xã hội. Những tờ rơi cho thuê phòng trọ chủ yếu là cò nhà, môi giới.
| Tham khảo thêm: KINH NGHIỆM THUÊ NHÀ TRỌ CHO SINH VIÊN
Chọn lọc và lên danh sách đi khảo sát
Sau khi đã có danh sách phòng trọ, Bạn cần sàng lọc sơ bộ nhằm loại bỏ những nhà trọ không phù hợp, tiết kiệm thời gian đi khảo sát. Quy trình diễn ra như sau:
Bước 1: Nhập địa chỉ nhà, SĐT lên facebook, google xem có phải là địa chỉ lừa đảo cần tránh (nếu 1 số đt đăng quá nhiều tin khác nhau thì chắc chắn là cò mồi)
Bước 2: Gọi điện hỏi thông tin sơ bộ:
- Giá thuê nhà mỗi tháng?
- Tiền điện, tiền nước, wifi?
- Thời gian đóng mở cửa nhà trọ?
- Đặt cọc mấy tháng?
- Có hợp đồng không?
Xin hình ảnh phòng trọ (nếu có thể)
► Người nào không thể trả lời chi tiết cho Bạn, trả lời ấp úng và liên tục nói Bạn qua nhà xem trực tiếp thì nhiều khả năng là cò nhà, môi giới
Bước 3: Chọn lọc, gọi lại hẹn thời gian khảo sát với những phòng trọ phù hợp.
Bước 4: Lên lộ trình đi khảo sát.
Bước 5: Khảo sát
Bước 6: Sau khi khảo sát, tìm kiếm thêm nhà trọ khu vực xung quanh
Bước 7: So sánh, cân đo đong đếm giữa các nhà trọ
Bước 8: Đặt cọc tại nhà trọ muốn thuê
Cách nhận biết phòng trọ tốt Đi nhiều, xem nhiều để có đa dạng sự lựa chọn
- Xem quang cảnh xung quanh
+ Xem hàng xóm là người như thế nào, hiền lành, người lao động, bặm trợn hay xăm trổ, tránh những nơi gần quán karaoke, ...
+ Check những nơi ngập nước để tránh
+ Có bảng treo đại loại như “Coi chừng mất xe, nếu mất nhà trọ không chịu trách nhiệm” thì nhiều khả năng khu vực này đã từng xảy ra trộm cắp.
+ Có từng xảy ra vụ việc nghiêm trọng nào không?
► Chủ nhà trọ thường không trả lời thật những câu hỏi trên. Vì vậy để xác minh thông tin, Bạn nên hỏi hàng xóm hoặc chủ quán nước gần đó
- Vật chất bên trong phòng:
+ Có nghe mùi ẩm mốc không?
+ Tường có bị nứt hay bong tróc hồ không?
+ Nóng không? (đi vào buổi trưa)
+ Nước có bị phèn, bị mùi không?
+ Nhà vệ sinh có kín không?
+ Cửa sổ, cửa trước, ổ khóa có an toàn không? Có đảm bảo được sự riêng tư không?
► Bạn nên quan sát thật kỹ và tự mình thử nước hay đóng khép cửa… Nếu là nhà vệ sinh chung, chỉ nên sử dụng =
Bên ngoài nhà trọ sạch sẽ, ngăn nắp là một điểm cộng cho ý thức cư dân ở đây.
Thông tin cần trao đổi với chủ nhà trọ
- Không ngại hỏi, thẳng thắn, rõ ràng với nhau ngay từ đầu
- Đừng sợ hay ngại khi trao đổi. Bạn chỉ cần suy nghĩ thế này: mình là người mua hàng, chủ nhà là người bán hàng. Người mua không bao giờ sợ người bán cả, không có chỗ này thì có chỗ khác. Với tâm thế đó, Bạn cứ hỏi thoải mái.
- Thông tin cần làm rõ
+ Hãy đọc kỹ điều khoản hợp đồng: Hãy nhớ: "No contract, no money"
+ Giá thuê 1 tháng là bao nhiêu? Có tăng theo thời gian không?
+ Tiền cọc trước mấy tháng? Thuê nhà trọ nhỏ đặt cọc 1 tháng, thuê nhà nguyên căn đặt cọc trước từ 2-3 tháng.
+ Không nên đặt cọc nhiều hơn thời gian trên.
+ Tiền điện, tiền nước, tiền wifi? Giá trung bình hiện tại điện 3500đ/ký, nước 80k – 100k/tháng/người, wifi: 30k – 50k/người/tháng
+ Ngoài chi phí thuê phòng, điện, nước, wifi, còn phải đóng phí nào khác không (Một số chung cư có phí gửi xe, phí quản lý…)
+ Nội quy phòng trọ như thế nào? Bạn nên hỏi câu này để người chủ nhà tự kể sẽ tốt hơn?
+ Kiểm tra kỹ người kí hợp đồng với mình có phải chủ thực tế hay không. Nếu người thuê nguyên nhà rồi cho thuê lại sẽ có nguy cơ một ngày nào đó, bạn được báo cuối tuần phải dọn đi ngay vì nhà bị lấy lại.
+ Chấm dứt hợp đồng cần phải báo trước bao nhiêu ngày? Có thỏa thuận về trách nhiệm vi phạm hợp đồng (chấm dứt thuê trước thời hạn của 1 trong 2 bên) hay không? Thời gian được hoàn lại tiền đặt cọc.
► Đồ đạc trong phòng: Chủ nhà cung cấp đồ đạc nào, tình trạng sử dụng ra sao. Bạn nên chụp hình lại làm bằng chứng để tránh những rắc rối khi trả phòng.
4. Những hình thức lừa đảo sinh viên cần tránh
- Lừa tiền đặt cọc giữ phòng (phổ biến)
- Lừa tiền đặt cọc tháng
- Lừa tiền môi giới
- Lừa tiền phát sinh
Qua những lưu ý mà chúng tôi đề cập ở trên, hãy chủ động tìm hiểu các thông tin thật kỹ càng để tránh những phiền phức sau khi thuê phòng trọ nhé các bạn sinh viên!